Chương 14: Bí mật

*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Tôi và Thái Thanh Hứa im lặng thật lâu, không nghĩ tới Tằng Tử Phồn và Thái Văn Trạch còn có một đoạn quá khứ như vậy.

Bọn họ ở trong lòng tôi biến thành hai người xa lạ… Họ trưởng thành thế nào trong thôn làng nhỏ bé này? Họ có chơi đấu gà bằng cây me chua đất, bắt nòng nọc không? Bọn họ đã từng cùng đi chơi, cùng đến thung lũng chơi đánh trận giả chưa?

Tôi đã thấy thấy Tằng Tử Phồn trong hình, tôi đã đọc thư của Tằng Tử Phồn, nhưng cuối cùng tôi vẫn không biết gì về ông ấy. Tôi không biết tối hôm đó ông nội đứng ở cửa thôn chờ người mình yêu trong lòng ông nghĩ gì, không biết ngày Tằng Tử Phồn kết hôn nhìn thấy ông nội trở về tâm trạng như thế nào. Cuối cùng Tằng Tử Phồn vẫn lựa chọn người nhà của mình, không cần bàn luận cái gì đúng cái gì sai.

Nhưng ông nội của tôi, tôi tự cho mình là người gần gũi ông, hóa ra tên ông là Thái Văn Trạch, hóa ra người yên tĩnh dịu dàng như ông đã từng có năm tháng không để ý gì như vậy. Rốt cục ông là một người như thế nào? Là nhiệt tình hay là tao nhã? Tình cảm ông lưu lại trong năm tháng đã tắt từ lâu rồi sao?

Đường thúc công dùng giọng nói quê hương than một câu: “Không ngờ Tuyền thúc chưa từng buông xuống… Không cầu cùng sinh, mà cầu cùng chết.”

Có lẽ, kia tờ giấy trắng cáo phó ý tứ đại để chính là như vậy.

“Còn có một điểm cháu không hiểu, ông Tử Phồn vì sao giao cha của Tùng Viễn chi thúc công chăm sóc?” Thái Thanh Hứa đột nhiên nói.

“Đứa nhỏ kia ở lại Quế Lĩnh, không cha không mẹ ăn nhờ ở đậu, có lẽ đời này chỉ có thể là nông dân. Tuyền thúc điều kiện khá hơn một chút, nhận nuôi nó nhất định sẽ cho nó học hành tử tế.”

“Ôi, ông nội cháu thật sự là…” Tôi đột nhiên nhớ tới cuộc nói chuyện hôm trước.

“Đúng rồi, quân hiệu cháu thấy không sai.” Ông nội Thái gật đầu.

Tôi đột nhiên nghĩ, trên đời này hiểu rõ nhất Thái Văn Trạch có lẽ vẫn là Tằng Tử Phồn. Ông nội là người có tính cách quyết liệt, dán trên cầu đá hai tấm cáo phó song song chính là sự mạnh mẽ dứt khoát kiên định nhất của ông. Trên đời không có Tằng Tử Phồn cũng không có Thái Văn Trạch. Thế nhưng ông nội không nhờ cậy chuyện của cha mình cho Tằng Tử Phồn, ông nội không thể thật sự đi tìm cái chết… Nhưng Tằng Tử Phồn có lẽ không nghĩ tới ông nội cuối cùng vẫn gửi cáo phó về, còn sống nhưng lại cố chấp dùng cái tên Tằng Tử Phồn này vượt qua quãng đời còn lại.

“Việc này chúng ta vốn không nên nói, ” ông nội Thái đóng nắp chén trà lại phát ra một tiếng động nhỏ, “Thế nhưng trên đời này chỉ có hai ông lão gần đất xa trời biết chút chuyện xưa này. Những việc này, ông đã hiểu rõ một chút cũng có những điều vẫn chưa hiểu… Cõi đời này có bao nhiêu chuyện cũ còn thổn thức, cuối cùng chẳng ai hiểu rõ, chỉ để lại hiểu lầm.”

Ngày ấy, tôi trở về nhà ông Thái một chuyến. Nghe nói gian phòng tôi ở nhà họ Thái cũng là căn phòng ông tôi từng sống, thế nhưng những vết tích xưa đều bị xóa trong những lần sửa nhà. Có lẽ chỉ có bức ảnh bị xé nát rồi chắp vá là để lại dấu vết tháng năm. Tôi đoán đây là bức ảnh ông nội luôn mang theo bên người, vết bẩn và vết máu có lẽ bị tạo thành trong chinh chiến. Nhưng tấm hình này, là ai tự tay xé nát? Tôi không còn dám tưởng tượng chuyện trước đây nữa.

Căn phòng Tằng Tử Phồn đã từng ở lâu năm không tu sửa. Đường thúc công thỉnh thoảng sẽ đi quét tước, nhưng bởi vì không có ai ở căn nhà cũ vẫn là hiện ra vẻ trống vắng hoang vu. Tôi ngắm trời nhìn giếng một lúc, nhìn cây cỏ dại mọc trong khe hở của phiến đá lên đã cao đến cẳng chân rồi… Nơi này, vốn chính là nhà của tôi.

Nếu như lần này không phải tôi đưa tro cốt hồi hương mà là cha tôi, có lẽ ông đã an nghỉ ở nghĩa địa công cộng từ lâu. Thổn thức cả đời này của ông, cũng sẽ không bao giờ có người biết được. Đoann chuyện xưa khiến ông bỏ cả một đời ra cũng sẽ bị năm tháng lãng quên.

Đến tột cùng là còn nhớ mới tốt, hay quên đi mới là tốt? Tôi chạm vào tấm hình cũ, trong lòng cũng không có đáp án. Có lẽ, tất cả đều đọng lại ở trong tấm hình ố vàng kia. Vĩnh viễn chỉ nhìn thấy một khắc kia, khoảnh khắc cuộc đời họ mới chuẩn bị bắt đầu.

Chạng vạng, tôi từ chối lời mời ở lại Thái gia, chuẩn bị bước lên đường về. Thật ra tôi chỉ muốn lên xe về thị trấn là được rồi, thế nhưng Thái Thanh Hứa khăng khăng muốn đưa tôi về.

“Trước mắt anh có dự định làm gì?”

“Anh nghĩ, anh nên gọi điện thoại cho bố. Cuối năm thương lượng một chút, đưa ông một lần nữa chôn vào mộ tổ Thái gia.”

“Ừm.” Thái Thanh Hứa tựa hồ còn có những lời khác muốn nói, nhưng cuối cùng không nói ra.

Lại là im lặng. Tôi nhìn về phía chân trời bắt đầu tối dần, trên trời có vầng trăng cong cong mờ nhạt, đột nhiên nhớ tới tối hôm qua mơ thấy mặt trăng, mặt trăng trong đêm tuyết băng lãnh.

Thái Thanh Hứa mở radio trong xe, lúc này một bài hác vang lên: “Ánh trăng bạc, ở nơi nào đó trong tim, sáng đến thế sao cũng lạnh đến thế. Mỗi người đều có một đoạn bi thương, muốn giấu đi nhưng càng giấu lại càng bi thương…”*

*Bài hát Bạch nguyệt quang – Trương Tín Triết

Nghe ởđây

Tôi muốn hát theo, lại không phát ra được thanh âm nào.

Đến thị trấn khi đèn mới lên rực rỡ.

Thái Thanh Hứa đêm nay cũng không ở lại, chỉ là quan tâm nói: “anh và cha anh cứ nói chuyện rồi thu xếp cho xong, mấy ngày nữa em trở lại thăm anh.”

Cậu ấy mua cho tôi bữa tối, thế nhưng chỉ có một mình tôi ngồi ở dưới ánh đèn lờ mờ ăn cơm. Tôi bỗng cảm thấy cái bàn ăn bốn phía của ông lại trở nên rất lớn.

Cơm xong, tôi chậm rãi dọn dẹp vứt rác rồi lau dọn lại căn nhà nhà, kỳ thực trong lòng tôi cực kỳ không muốn nói chuyện với cha. Cuối cùng lúc rút điện thoại ra tôi hít một hơi thật sâu.

“Mọi chuyện thế nào rồi?” Ngữ khí của cha vẫn lạnh nhạt như trước.

“Dạ, con đã đến Quế Lĩnh rồi.” Tôi trả lời như vậy.

“Là muốn đưa vào nghĩa địa gia tộc?”

Tôi không biết nên nói ra chuyện này thế nào nữa: “Cha, A Đáp ông… A Đáp cuối năm sẽ đi vào nghĩa địa Thái gia.”

“Thái gia?” Cha rất kinh ngạc, “con làm ăn thế nào đấy!”

Tôi hít sâu một hơi, kể một mạnh những chuyện đã xảy ra khi tôi quay về quê cũ. Tôi không muốn nghe thấy lời lẽ vô tình của cha cho nên không ngừng mà nói. Kỳ quái chính là, cha không cắt ngang tôi thao thao bất tuyệt, một lần cũng không.

“Cho nên A Đáp họ Thái, còn chúng ta họ Tằng. Ông sẽ đi vào nghĩa trang họ Thái.” Tôi tổng kết rất bình thản.

Điện thoại bên kia lặng yên rất lâu, tôi đoán không biết có phải cha đang nổi trận lôi đình hay không, cũng giống như ngày đó tôi come out. Trong lòng tôi thậm chí có chút vui vẻ tự mãn: Cha xem, cha của cha và con trai cha đều là cùng một loại người!

Cha vẫn luôn im lặng, khi tôi thiếu kiên nhẫn muốn cúp điện thoại chs đột nhiên nói: “Là cha xé.”

“Cái gì ạ?”

“Tấm hình kia, là cha xé.”

Cả người tôi đều ngây dại.

Giọng cha đang run rẩy: “Chs từ nhỏ bị nói là đứa không mẹ, nhưng cha không thèm để ý, ông con nhiều năm thế không có tái giá, nhất định là tình cảm với mẹ rất sâu. Mãi đến tận khi cha phát hiện tấm hình kia… Cha đã không phải là đứa bé không hiểu chuyện, cha hiểu được ánh mắt của ông khi xem tấm hình kia. Cho nên, tấm hình kia là cha xé.”

Cha tôi đang nói cái gì vậy? Tôi cảm thấy tôi đang nghe một người nói mơ giữa ban ngày.

“Cho nên cha biết con cũng vậy… Lúc đó cha rất giận dữ. Xin lỗi, Tiểu Viễn, lúc ấy cha đã đánh con.” Lời của cha nghẹn ngào.

Bây giờ nói cái này để làm gì? Tôi không muốn nghe chút nào. Tôi rất muốn tắt cuộc điện thoại này.

“Hiện tại nghĩ lại, thật sự rất kì lạ. Sao cha lại cố chấp giận ông ấy đến mấy chục năm chứ, rốt cục là tại sao? Kỳ thực cha đã sớm không giận ông nữa, thế nhưng cha… cha không biết đối mặt với ông thế nào. Tiểu Viễn, cha có lỗi với A Đáp của cọ… Đến tận khi ông đã chết, ông con đã chết rồi cha vẫn không biết làm thế nào đối mặt ông. Nhưng hiện tại, cha cha ngay cả nhìn mặt ông lần cuối cũng không làm…”

Thực sự là, thật sự rất kỳ lạ! Không ngờ tôi lại nghe thấy tiếng cha đang khóc. Tôi không nói ra được lời nào, trào phúng cũng được, khuyên lơn cũng được, nhưng tôi cái gì cũng không nói ra được.

Hóa ra là như vậy, hóa ra giữa cha và ông nội còn có một bí mật như vậy. Tổ tôn chúng tôi ba đời đều có khúc mắc, nhưng là ngu xuẩn nhiều hơn!

Tôi không đành lòng nghe âm thanh đầu bên kia điện thoại, tắt máy đi. Thế nhưng thật là đáng sợ, cái ánh đèn mờ nhạt này, căn nhà yên tĩnh này thực sự là rất đáng sợ. Ông nội năm ấy đột nhiên bắt đầu uống rượu không ăn đồ ăn, có lẽ cũng do muốn tìm cái chết. Bởi vì ở trong một căn phòng yên tĩnh như này, bị hồi ức giằng xé, thật sự khiến con người không chịu được.

Khi đã biết sự thật rồi, tôi không có cảm giác được giải thoát, trái lại cảm thấy càng lún sâu.

Đại khái tôi cũng nghĩ không ra, cõi đời chuyện xưa làm người thổn thức, cuối cùng cũng không ai hiểu rõ, chỉ để lại hiểu lầm.



Bàn ăn được nói tới trong truyện

Thực sự đến đây rồi trong lòng vẫn rất khó chịu…