Chương 113: Chương 113 : Luyện Đan

Chứng Hồn Đạo
Chương 113 : Luyện Đan
Dịch và biên tập: Zeroman
Nguồn: tangthuvien
Tây Thổ sơn mạch.
Tây Thổ sơn mạch có diện tích rất rộng lớn, có thể nói là bao la bát ngát. Ở đây cũng có rất nhiều ngọn Phật phong, trên mỗi ngọn đó lại có một thiền viện nổi tiếng, trong đó có một thiền viện được gọi là Đại Bi thiền tự.
Lúc này ngay trước đại môn Đại Bi thiền tự ẩn mình trong những đám sương mù lượn lờ đã xuất hiện một nữ tử có thần sắc lạnh nhạt, đầu trơn bóng, chân đeo giày vải, người mặc tăng y xanh nhạt, khuôn mặt kiên nghị đi đến.
Người nữ tử này gây cho người khác cảm giác là đã siêu thoát mọi điều trong thiên hạ, nhưng dường như trong lòng vẫn còn đầy mâu thuẫn, có những điều còn chưa giải kết.
Nàng chính là Phong Vũ Nhược, cũng chính là Trì Tuệ!
Bỗng nhiên có một tiếng chuông từ trong chùa phát ra, đại môn của Đại Bi thiền tự dần dần được mở.
Mấy người tăng lữ mặc áo cà sa vẻ mặt trang nghiêm đi ra.
Thấy Phong Vũ Nhược, người nào cũng có chút sững sờ, nhưng ngay sau đó liền khôi phục lại khí chất lạnh nhạt của Phật gia.
- A di đà phật, vị này chắc là Trì Tuệ đạo hữu?
Phong Vũ Nhược chắp tay lại nói:
- Ra mắt chư vị đại sư Đại Bi thiền sư, bần tăng Trì Tuệ hữu lễ.
Sau khi dùng lễ nghi Phật gia ra mắt xong, các vị hòa thượng Đại Bi thiền tự liền dẫn Phong Vũ Nhược đi vào trong chính điện.
Trong chính điện, chủ trì Pháp Vân đại sư của Đại Bi thiền tự đang mặc áo cà sa gấm, mặt vuông tai lớn, bảo tướng trang nghiêm đã đứng ở đó từ bao giờ.
- Trì Tuệ, tại sao lại đến đây?
Đợi Phong Vũ Nhược ngồi vào bồ đoàn bên trái xong, bỗng nhiên Pháp Vân hòa thượng quát hỏi.
Phong Vũ Nhược cười nhạt một tiếng, nói:
- Phật bàn chúng sanh, chúng sanh bàn về Phật. Phật là thiên cơ, thiên cơ cũng là Phật. Trì Tuệ đến đây hôm nay là muốn luận Phật giáo với các vị đại sư?
Lúc này, một vị hòa thượng mặc tăng y màu vàng bên cạnh Pháp Vân hòa thượng mở miệng nói:
- Trì Tuệ, ngươi đã vào Phật môn được mấy năm? Học được bao nhiêu quyển kinh? Hiểu được bao nhiêu nghĩa?
Phong Vũ Nhược không đáp, hỏi ngược lại:

- Tại sao Phật độ chúng sanh? Tại sao mỗi chúng sanh đều có thể thành Phật? Tại sao từng ngọn cây cọng cỏ, từng một gốc Bồ Đề đều là một thế giới? Tại sao hạ đồ đao xuống, lấy đầu dập đất là có thể thành Phật?
Hòa thượng kia ngẩn ngơ, nói:
- Phật là Bồ Đề đại từ đại bi, chúng sanh đều có Phật tính trong người, từ bỏ tất cả là có thể thành Phật. Ba nghìn thế giới xoay tròn, Sa môn niết bàn cũng đều là thế giới cực lạc của Phật môn, bên trong đó có ẩn chứa càn khôn vũ trụ. Mỗi một hạt cát là một thế giới, cũng là một vũ trụ. Mặc dù tội nghiệt đầy người, nhưng nếu đã ngộ Phật, hóa lệ khí thành tương hòa, bỏ túi da mà kết xá lợi, dập đất là có thể thành Phật.
Phong Vũ Nhược nói:
- Người lấy đầu dập đất có thể thành Phật đã từng đọc qua kinh nào? Đã từng hiểu nghĩa nào chưa? Có hiểu được hàng vạn hàng nghìn điển tích Phật môn?
Hòa thượng kia nghe vậy thì sửng sốt, không biết trả lời sao cả.
Vốn hắn muốn lấy khuyết điểm thời gian vào Phật của Phong Vũ Nhược để châm chọc sự hiểu biết nông cạn của nàng về Phật môn, nhưng không ngờ lại bị chất vấn lại.
Pháp Vân hòa thượng mỉm cười:
- Nếu bàn về giáo lý Phật môn, vậy chúng ta hãy lấy Phật môn tam kinh mà bàn về ý Phật ở trong đó đi!
Nhìn Phong Vũ Nhược, Pháp Vân hòa thượng nói:
- Đạo hữu lấy pháp danh Trì Tuệ, chúng ta hãy lấy "Tuệ" để mà nói về Phật đi, có được không?
Phong Vũ Nhược nói:
- Thiện!
Đề nghị này của hòa thượng đã đi đúng ý định của Phong Vũ Nhược.
Phong Vũ Nhược được Làm Loạn hòa thượng độ hóa vào Phật môn mới có mấy ngày mà thôi, con đường đi chính là chứng nhận đạo quả của Đại Tuệ bồ tát, tu cũng chính là chữ "Tuệ".
Pháp Vân hòa thượng nói:
- Thỉnh xích chư sắc tượng, chúng sanh phát chư thức, như lãng chủng chủng pháp, vân hà duy nguyện thuyết!(1)
Phong Vũ Nhược suy nghĩ một chút, đáp:
- Thanh xích chư tạp sắc, ba lãng tất vô hữu; thải tập nghiệp tâm, khai ngộ chư phàm phu. Bỉ nghiệp tất vô hữu, tự tâm sở nhiếp ly; sở nhiếp vô sở nhiếp, dữ bỉ ba lãng đồng. (2)
Pháp Vân hòa thượng không ngờ rẳng Phong Vũ Nhược có thể trả lời câu hỏi thứ nhất tinh tế đến vậy, không thể nào tìm ra được sơ hở ở bên trong.
Lúc này đã đến phiên Phong Vũ Nhược hỏi, Pháp Vân hòa thượng trả lời rồi.
Phong Vũ Nhược nói:
- Phật viết: chư thức có ba loại sinh, trụ, diệt. Không thể tự đánh giá được. Chư thức có hai loại sinh, chính là chú sinh cùng tương sinh. Có hai loại trụ, chính là trụ cập cùng tương trụ. Có hai loại diệt, chính là diệt cập cùng tương diệt. Chư thức có ba tương, ba thức, xin hỏi thế nào là ba tương? Thế nào là ba pha?
Pháp Vân hòa thượng suy nghĩ thật lâu nhưng cũng không biết trả lời ra sao, khiếp sợ trước sự tinh thâm của Phong Vũ Nhược về "Tuệ". Đây đã không còn bị giới hạn trong các kinh thư Phật môn rồi, mà liên quan đến sự lĩnh ngộ sâu hay thấp về "tuệ giác", "tuệ tính", "tuệ căn".

Chư thức có ba tương ba thức, thật ra thì đâu chỉ có ba tương ba thức. Những gì chư thức bao hàm vô cùng lớn, diễn sinh ra rất nhiều!
Kết quả của cuộc luận giáo lý Phật môn ngày hôm đó ở Đại Bi thiền tự như thế nào, không có ai biết được. Nhưng Phong Vũ Nhược mang pháp danh Trì Tuệ đã thành công ở lại Đại Bi thiền tự, rồi được cho ở tại Tuệ Trúc thiện xá phía tây Đại Bi thiền tự, bắt đầu ngồi ở đó tụng Phật tham thiền. Khoảng nửa ngày sau, Trì Tuệ liền dẫn dắt các cao tăng Đại Bi thiền tự đi đến thịnh hội Thiền Đạo, do chủ trì Từ Ân thiền sư của Quảng Ân tự tổ chức.
Cùng lúc đó, sau khi triền miên suốt mấy ngày ở Ngu quốc, Lệnh Hồ cùng Nạp Lan Bạch Y lại khởi hành đi đến Vạn Thông cảng.
Bởi vì Vạn Thông cảng nằm ở vùng tây bắc sát biển, nên hành trình này rất dài, cần vượt qua hơn tám mươi vạn dặm.
B.ạ.n..Đ.a.n.g..Đ.ọ.c..T.r.u.y.ệ.n..T.ạ.i..W.e.b.s.i.t.e..T.r.u.y.e.n.G.i.C.u.n.g.C.o...c.o.m.
Dĩ nhiên đối với phàm nhân thì tám mươi vạn dặm là một khoảng cách rất dài, có khi đi cả mười năm cũng chưa đi đến được. Nhưng đối với người tu tiên, tuy tám mươi vạn dặm cũng không ngắn, nhưng nhiều lắm chỉ cần mười ngày thôi là đã đi được.
Về phần Lệnh Hồ, tốc độ lớn nhất của cự kiếm phi hành là năm vạn dặm, nếu như hắn tăng hết tốc độ lên, sợ rằng chỉ qua một ngày đã có thể tới nơi.
Nhưng mà Lệnh Hồ và Nạp Lan Bạch Y lại không làm thế. Không nói đến việc bọn họ mới đột phá giới hạn của tình yêu, tình ý tràn đầy, suốt đường đi còn ngắm thắng cảnh, vui vẻ hòa thuận, mà vì Lệnh Hồ còn phải tìm tông sư luyện đan để luyện chế Anh Biến đan cho Nạp Lan Bạch Y. Dọc theo đường đi, hắn đã cố gắng đi một cách chậm rãi, tìm kiếm tung tích của các đại tông sư luyện đan.
Ở chỗ này, ngoại trừ Bảo Khí sơn nổi tiếng – chỗ tập trung của các đại sư luyện khí ra, thì cũng có rất nhiều nơi là chỗ ở của các đại sư luyện đan.
Theo tin đồn, tông sư luyện đan đệ nhất Hoa Nam châu chính là người của Cực Lạc cung, tên Bách Hạc Tùng, hiệu Trường Xuân cư sĩ. Ngoài ra còn có rất nhiều đại sư luyện đan khác cũng mở động phủ ở Cực Lạc sơn mạch, tiêu dao luyện đan, thỉnh thoảng họ còn thuận tiện đi lên hai chiếc thuyền thần đình song song để đi đến các châu khác tìm tài liệu luyện đan.
Khi còn cách Vạn Thông cảng khoảng ba mươi vạn dặm, Lệnh Hồ đã tìm được tin tức một vị đại sư luyện đan thông qua một chư hầu ở Tần quốc.
Theo như lời vị Hầu gia đó thì cách vương thành Tần quốc khoảng ba nghìn dặm có một ngọn núi tên là Liên Hoa phong, đây cũng là nơi đặt động phủ của Đan tu Từ Thanh Liên.
Người này thường xuyên lấy đan dược do mình luyện chế được gửi bán ở Tiên Nhai thị Tần quốc, rồi đổi lấy một ít linh thạch hoặc tài liệu. Vì đan dược của người này rất rốt, thông thường là cung không đủ cầu nên danh tiếng rất cao. Cũng nhờ thế mà Lệnh Hồ mới dò hỏi được tin tức của vị đại sư luyện đan Từ Thanh Liên này.
Rất nhanh hai người đã đi tới Liên Hoa phong, Lệnh Hồ dùng thần niệm dò xét một hồi. Một lúc sau hắn đã tìm được động phủ của Từ Thanh Liên. Rất may mắn là Từ Thanh Liên đang ở trong động phủ để luyện đan.
Lệnh Hồ khẽ mỉm cười, khu động cự kiếm phi hành từ từ bay tới động phủ của Từ Thanh Liên. Đồng thời, hắn còn cố ý tỏa khí tức của bản thân mình ra, để Từ Thanh Liên biết được là mình đã tới.
Quả nhiên, Lệnh Hồ vừa tới gần thì đã có một đạo thần niệm từ trong động phủ quét ra ngoài.
Lệnh Hồ ôm quyền, cất cao giọng nói:
- Xin hỏi có phải là Từ Thanh Liên đạo hữu đó không?
Qua sự dò xét của thần niệm, sau khi phát hiện đây là đệ tử của môn phái tu tiên xong thì Từ Thanh Liên khẽ nhíu mày. Đặc biệt khi thấy đối phương còn trẻ như thế, nhưng lại gọi mình là đạo hữu, ngay cả danh xưng tiền bối cũng không gọi thì rất là tức giận với sự cuồng vọng của đối phương.
Thật ra Lệnh Hồ đâu có chút ngạo mạn cuồng vọng nào. Tuy đứng ở trên cự kiếm, nhưng hắn đã ôm quyền thi lễ, thần sắc không có chút ngạo mạn.
Dĩ nhiên cũng không phải là hắn cố ý không gọi Từ Thanh Liên một tiếng tiền bối, nhưng thân phận của hắn bây giờ đã được coi là ngang hàng với các tu sĩ đỉnh giai, mà hắn và Từ Thanh Liên lại không có quan hệ sư môn gì cả. Gọi Từ Thanh Liên một tiếng đạo hữu đã là coi trọng lắm òồi.
Từ Thanh Liên lại hiểu nhầm rằng Lệnh Hồ và Nạp Lan Bạch Y tự ình là đệ tử danh môn đại phái, cho nên rất ngạo mạn cuồng vọng. Không có cảm tình gì với việc này, Từ Thanh Liên lạnh lùng nói:

- Đây là nơi Từ mỗ tĩnh tu, không thích ngoại nhân quấy rầy. Mau nhanh chóng đi chỗ khác, đừng để ta tức giận!
Lệnh Hồ nói:
- Chúng ta tới đây là muốn nhờ đạo hữu luyện chế linh đan...
- Hừ! Không cần phải nói nữa. Chỉ là một tên tiểu bối nhà ngươi mà muốn lão phu vì ngươi luyện chế linh đan, đúng là cuồng vọng. Lão phu không có hứng thú nghe bọn ngươi lảm nhảm, còn không nhanh chóng rời đi thì đừng trách lão phu vô tình!
Từ Thanh Liên lạnh lùng nói.
Lệnh Hồ không ngờ rằng Từ Thanh Liên lại là người có tính cách quái đản như thế.
Hơi hơi nhướng mày, Lệnh Hồ lạnh lùng nói:
- Ta nghe danh tiếng của đạo hữu nên mới đến nhờ luyện đan giúp. Nếu như hỗ trợ thì ta sẽ báo đáp lại, nhưng cớ sao lại đuổi khách như thế? Chẳng lẽ Lệnh Hồ ta không đáng để cho đạo hữu ra đây gặp mặt ư? Hử?
Khi nói ra chữ "hử" này, Lệnh Hồ đã cố ý dẫn động thần thông thần niệm của mình vào trong. Khi chữ này vừa phát ra thì Từ Thanh Liên có cảm giác bên tai mình có tiếng nổ ầm ầm, làm cho nguyên thần phải nhảy lên, hai mắt thất thần, thức hải giống như bị một cỗ cuồng phong đi qua tàn phá vậy!
Từ Thanh Liên hoảng sợ, vội vàng đứng dậy khỏi bồ đoàn.
Cảm nhận trong hư không tràn đầy một cỗ uy áp làm cho linh hồn mình phải hoảng sợ, rốt cuộc Từ Thanh Liên đã biết mình nhìn sai rồi. Tên thanh niên khôi vĩ đang đứng trên cự kiếm trước mắt kia không phải là đệ tử môn phái nào, mà chính là một gã tu sĩ Độ Kiếp kỳ đỉnh giai! Nhớ tới hậu quả của việc chọc giận một tên tu sĩ Độ Kiếp kỳ đỉnh giai, Từ Thanh Liên sợ đến mức hai chân muốn mềm nhũn ra.
Hắn nào dám chậm trễ, vội vàng từ trong động phủ bay ra tới trước mặt Lệnh Hồ. Vẻ mặt sợ hãi, cung kính nói:
- Xin thứ cho vãn bối Từ Thanh Liên thất lễ, không biết tiền bối thật sự đến đây. Khi nãy vãn bối đã thất lễ rồi, kính xin tiền bối tha tội.
Lệnh Hồ thấy thái độ chuyển biến hoàn toàn của Từ Thanh Liên thì không khỏi cảm thán, Tu Tiên giới vẫn là nơi phải dựa vào thực lực để nói chuyện.
Hắn cũng không khách khí, lạnh lùng nói:
- Dẫn đường đã!
Từ Thanh Liên cung kính:
- Vâng vâng, xin tha lỗi vãn bối đã thất lễ. Mời tiền bối đi theo!
Lập tức bay về phía trước, dẫn Lệnh Hồ cùng Nạp Lan Bạch Y vào động phủ của hắn.
Sau khi cung kính hầu hạ để Lệnh Hồ và Nạp Lan Bạch Y ngồi xuống, Từ Thanh Liên vừa rót trà thơm vào tách, vừa nhìn thấn sắc của Lệnh Hồ. Thấy Lệnh Hồ không nổi giận, hắn mới cẩn thận nói:
- Không biết tiền bối muốn vãn bối luyện chế đan dược gì? Xin cứ phân phó, nếu vãn bối có đủ khả năng, chắc chắn sẽ xuất thủ luyện đan.
Lệnh Hồ thản nhiên nói:
- Linh đan lục phẩm Anh Biến đan, chắc đạo hữu có thể luyện chế chứ?
Từ Thanh Liên nghe vậy khẽ cau mày lại. Nhưng thấy sắc mặt của Lệnh Hồ hơi đổi, hắn vội nói:
- Linh đan lục phẩm Anh Biến đan...vãn bối có thể luyện chế được. Chỉ có điều, Anh Biến đan cần phải có Yêu đan để làm tài liệu chủ thể, tuy vãn bối đã có những tài liệu khác, nhưng vẫn không có tài liệu chủ thể này....
--------------------------------
(1): Thế gian có rất nhiều màu sắc, đỏ xanh cũng chỉ là một chút màu mà thôi, nó có màu như thế chỉ vì muốn cho chúng sanh phân biệt ra. Nhưng tại sao nói nó giống như cuộn sóng cùng nước biển, tại sao nó chỉ là một biến tướng của Như Lai Tàng? Mong ngài nói cho chúng ta đạo lý ở trong đó.

(2) Một chút màu sắc như xanh đỏ cũng chỉ là hiện tượng tạm thời do Như Lai Tàng sinh ra mà thôi. Bọn họ hoàn toàn là những vật không có thật. Cũng như biển rộng dịu êm không có liên quan gì đến sóng cả, chỉ vì tư tưởng nhiều cộng lại với nhau nên mới có những điều đó. Cho nên Phật nói tất cả chỉ đơn giản là do tâm sinh, dùng ví dụ như vậy để cho những người phàm tục hiểu được những điều trong đó.
(3) Đoạn trên là cuộc đối thoại giữa thánh giả Đại Tuệ bồ tát dành cho đức Phật.
- Lúc bấy giờ, Thánh giả Ðại Tuệ Bồ tát lại bạch đức Phật rằng:
- Thưa đức Thế Tôn ! Các thức có bao nhiêu thứ sinh, trụ, diệt ?
Ðức Phật bảo Thánh giả Ðại Tuệ Bồ tát rằng :
- Này Ðại Tuệ! Các thức sinh, trụ, diệt chẳng phải điều có thể biết của người nghĩ suy! Này Ðại Tuệ! Các thức đều có hai thứ sinh, trụ, diệt. Này Ðại Tuệ! Các thức có hai thứ diệt, một là tương diệt, hai là tương tục diệt. Này Ðại Tuệ! Các thức lại có hai thứ trụ, một là tương trụ, hai là tương tục trụ. Này Ðại Tuệ! Các thức có hai thứ sinh, một là tương sinh, hai là tương tục sinh.
Này Ðại Tuệ ! Thức có ba thứ. Những gì là ba ? Một là Chuyển tướng thức, hai là nghiệp tướng thức, ba là trí tướng tức.
Này Ðại Tuệ ! Có tám thứ thức mà lược nói thì có hai thứ. Những gì là hai ? Một là Liễu Biệt thức, hai là Phân Biệt sự thức. Này Ðại Tuệ ! Như thấy các sắc tượng trong gương sáng, này Ðại Tuệ ! Liễu Biệt thức cũng như vậy thấy đủ thứ cảnh tượng. Này Ðại Tuệ ! Liễu Biệt thức, Phân Biệt sự thức, hai thứ thức đó không sai khác mà đắp đổi nhau chung làm nhân. Này Ðại Tuệ ! Liễu Biệt thức huân tập chẳng thể nghĩ bàn biến nhân. Này Ðại Tuệ! Phân Biệt Sự thức phân biệt lấy cảnh giới. Nhân từ vô thỉ đến nay, hí luận huân tập.
Này Ðại Tuệ ! A La Gia thức hư vọng phân biệt đủ thứ huân tập diệt thì các căn cũng diệt. Này Ðại Tuệ ! Ðó gọi là tương diệt. Này Ðại Tuệ ! Tương tục diệt nghĩa là nhân nối tiếp nhau diệt thì tức là tương tục diệt. Nhân diệt, duyên diệt tức là tương tục diệt.
Này Ðại tuệ ! Cái gọi là y pháp, y duyên, nói y pháp nghĩa là sự huân tập vọng tưởng hý luận từ vô thỉ; nói y duyên nghĩa là từ tâm thức thấy cảnh giới phân biệt. Này Ðại Tuệ ! Ví như cục bùn với vi trần chẳng phải khác, chẳng phải chẳng khác. Vàng với đồ trang nghiêm bằng vàng cũng lại như vậy, chẳng phải khác, chẳng phải chẳng khác. Này Ðại Tuệ ! Nếu cục bùn khác thì chẳng phải do vi trần kia tạo thành mà thật do nó tạo thành. Vậy nên chẳng khác. Nếu chẳng khác thì cục bùn và vi trần nên không sai biệt. Này Ðại Tuệ ! Như vậy Chuyển thức, A Lê Gia thức nếu tướng khác thì chẳng từ A Lê Gia thức sinh ra, nếu chẳng khác thì Chuyển thức, A Lê Gia thức cũng nên diệt mà tự tướng A Lê Gia thức chẳng diệt. Vậy nên, này Ðại Tuệ ! Tự tướng các thức diệt mà tự tướng diệt thì nghiệp tướng diệt. Nếu tự tướng diệt thì A Lê Gia thức nên diệt. Này Ðại Tuệ ! Nếu A Lê thức diệt thì đây chẳng khác hí luận đoạn kiến của ngoại đạo. Này Ðại Tuệ ! Những ngoại đạo đó nói như vầy : “Cái gọi là lìa các cảnh giới thì thức tương tục diệt mà thức tương tục diệt rồi tức là diệt các thức. Này Ðại Tuệ ! Nếu thức tương tục diệt thì từ vô thỉ đến nay các thức nên diệt.
Này Ðại Tuệ ! Các ngoại đạo nói các thức tương tục từ tác giả sinh ra. Họ chẳng nói thức nương vào mắt, hình sắc, hư không, ánh sáng hòa hợp sinh ra mà nói có tác giả.
Này Ðại Tuệ ! Tác giả của ngoại đạo là người nào ? Là bậc thắng nhân tự tại đối với vi trần.v.v.... chính là người có khả năng tạo tác (tác giả).
Lại nữa, này Ðại Tuệ ! Có bảy thứ tự tính. Những gì là bảy ? Một là Tập (gom) tính tự tính, hai là Tính tự tính, ba là Tướng tính tự tính, bốn là Ðại tính tự tính, năm là Nhân (duyên) tính tự tính, sáu là Duyên tính tự tính, bảy là Thành (nên) tính tự tính.
Lại nữa, này Ðại Tuệ ! Có bảy thứ đệ nhất nghĩa. Những gì là bảy ? Một là Tâm cảnh giới, hai là Trí cảnh giới, ba là Tuệ cảnh giới, bốn là Nhị kiến cảnh giới, năm là Quá nhị kiến cảnh giới, sáu là Quá Phật tử địa cảnh giới, bảy là Nhập Như Lai địa nội hành cảnh giới.Này Ðại Tuệ ! Ðây chính là Tính tự tính đệ nhất nghĩa tâm của các đức Phật Như Lai Ứng Chánh Biến Tri quá khứ, vị lai và hiện tại. Này Ðại Tuệ ! Nương vào Tính tự tính đệ nhất nghĩa tâm này các đức Phật Như Lai rốt ráo được ở thế gian, xuất thế gian. Từ mắt trí tuệ của chư Phật mà các pháp đồng tướng, khác tướng được kiến lập. Như sự kiến lập này thì chẳng cùng ngoại đạo tà kiến cộng đồng.
Này Ðại Tuệ ! Sao là chẳng cùng với ngoại đạo tà kiến cộng đồng ? Ðó là cảnh giới phân biệt tự tâm vọng tưởng kiến mà chẳng giác biết tự tâm tưởng kiến.
Này Ðại Tuệ ! Những phàm phu ngu si lấy cái kiến thật thể làm đệ nhất nghĩa nên nói Nhị kiến luận.
Lại nữa, này Ðại Tuệ ! Nay ông hãy lắng nghe ta sẽ vì ông giải nói ! Hư vọng phân biệt lấy làm có vật, là đoạn ba thứ khổ. Những gì là ba ? Là vô tri, ái nghiệp, nhân duyên diệt, sở kiến tự tâm như cảnh giới huyễn.
Này Ðại Tuệ ! Các Sa môn, Ba la môn nói lời như vầy : “Vốn vô thỉ sinh ra, nương vào nhân quả mà hiện”. Họ lại nói rằng : “Thật có vật trụ nương theo các duyên nên có ấm, giới, nhập, sinh, trụ, diệt. Do sinh thì diệt vậy”.
Này Ðại Tuệ ! Sa môn, Ba la môn đó nói, thể tương tục vốn từ vô thỉ có, hoặc sinh, hoặc diệt, hoặc Niết Bàn, hoặc đạo, hoặc nghiệp, hoặc đế. Phá hoại các pháp chính là đoạn diệt luận, chẳng phải là lời nói của ta. Vì sao vậy ? Vì do hiện pháp chẳng thể được, chẳng thấy căn bản vậy.
Này Ðại Tuệ ! Ví như cái bình vỡ thì chẳng được công dụng của bình.
Này Ðại Tuệ ! Ví như giống bị đốt cháy thì chẳng sinh ra mầm.v.v...
Này Ðại Tuệ ! Ấm, giới, nhập kia chính là diệt mà ấm, giới, nhập quá khứ diệt thì ấm, giới, nhập hiện tại, vị lai cũng diệt. Vì sao vậy ? Vì nhân vào tự tâm hư vọng phân biệt kiến vậy.
Này Ðại Tuệ ! Vì không có cái thể tương tục của ấm, giới, nhập kia vậy.
Này Ðại Tuệ ! Nếu vốn từ vô thỉ sinh, nương vào ba pháp sinh ra đủ thứ thức thì vì sao lông rùa chẳng sinh ? Cát chẳng sinh ra dầu ? Nghĩa quyết định lập ra của ông thì tức là tự hoại. Ông nói có không, nói sinh, nhân quả sở thành cũng hoại.
Này Ðại Tuệ ! Nếu nương vào nhân duyên ba pháp như vậy thì nên sinh ra tự tướng nhân quả của các pháp. Các tướng hữu vô quá khứ, hiện tại, vị lai, Thí dụ, A hàm, tự giác quán địa nương vào tự kiến hun đúc lòng. Nói lời như vậy, này Ðại Tuệ ! Phàm phu ngu si cũng lại như vậy, bị sự ác hại của ác kiến, ý mê của tà kiến, kẻ vô trí xưng là Nhất Thiết Trí nói.
Này Ðại Tuệ ! Nếu lại có Sa môn, Ba la môn thấy các pháp lìa khỏi tự tính như mây, vừng lửa, thành của Kiền thát bà chẳng sinh, chẳng diệt, như huyễn, ngọn lửa, trăng trong nước, như mộng... nội ngoại tâm nương theo từ đời vô thỉ đến nay mà hư vọng phân biệt, hí luận hiện ra. Lìa khỏi tự tâm hư vọng phân biệt nhân duyên có thể thấy. Lìa khỏi vọng tưởng Diệt Tận nói lời nói pháp. Lìa khỏi của cải sống của thân để giữ gìn sử dụng pháp. Lìa khỏi A Lê Gia thức chọn lấy cảnh giới tương ứng, vào cảnh giới tịch tịnh, lìa khỏi pháp sinh, trụ, diệt. Suy nghĩ, quan sát như vậy mà tự tâm lấy làm sinh.
Này Ðại Tuệ ! Bồ tát như vậy chẳng bao lâu sẽ được tâm bình đẳng Niết Bàn thế gian.

Chapter
1 Chương 1: Chương 1 : Tiếp Dẫn
2 Chương 2: Chương 2 : Nghị Luận
3 Chương 3: Chương 3 : Chuyện Năm Xưa
4 Chương 4: Chương 4 : Lệnh Hồ
5 Chương 5: Chương 5 : Thần Niệm
6 Chương 6: Chương 6 : Thiên Tài!
7 Chương 7: Chương 7 : Rời Núi
8 Chương 8: Chương 8 : Lý Thiên Mạc
9 Chương 9: Chương 9 : Dẫn Kiến
10 Chương 10: Chương 10: Giải Thích
11 Chương 11: Chương 11 : Kết Anh
12 Chương 12: Chương 12 : Phật Duyên
13 Chương 13: Chương 13 : Bi Thương
14 Chương 14: Chương 14 : Tỷ Đấu
15 Chương 15: Chương 15 : Vũ Tu
16 Chương 16: Chương 16 : Lại Thắng
17 Chương 17: Chương 17 : Ly Biệt
18 Chương 18: Chương 18 : Ô Tư Quốc
19 Chương 19: Chương 19 : Săn Hổ
20 Chương 20: Chương 20: Phong Ba
21 Chương 21: Chương 21 : Trả Thù
22 Chương 22: Chương 22 : Linh Vật
23 Chương 23: Chương 23 : Giết Hết
24 Chương 24: Chương 24 : Tế Điện (Cúng Tế)
25 Chương 25: Chương 25 : Hậu Hoạn
26 Chương 26: Chương 26 : Hỏa Tuyệt
27 Chương 27: Chương 27 : Cổ Bảo
28 Chương 28: Chương 28 : Tung Tích
29 Chương 29: Chương 29 : Độ Hư
30 Chương 30: Chương 30: Thanh Thành
31 Chương 31: Chương 31 : Bát Quái
32 Chương 32: Chương 32 : Tạo Hóa
33 Chương 33: Chương 33 : Phân Thần
34 Chương 34: Chương 34 : Nạp Lan
35 Chương 35: Chương 35 : Sát Vai
36 Chương 36: Chương 36 : Linh Túy*
37 Chương 37: Chương 37 : Cạnh Tranh
38 Chương 38: Chương 38 : Đồng Ý
39 Chương 39: Chương 39 : Xung Đột
40 Chương 40: Chương 40: Tỏ Tình
41 Chương 41: Chương 41 : Luận Đạo
42 Chương 42: Chương 42 : Coi Rẻ
43 Chương 43: Chương 43 : Rút Kiếm
44 Chương 44: Chương 44 : Khai Mạc
45 Chương 45: Chương 45 : Uẩn Thần Giản
46 Chương 46: Chương 46 : Thanh Hồ (Hồ Lô Màu Xanh)
47 Chương 47: Chương 47 : Tế Luyện
48 Chương 48: Chương 48 : Thức Hải
49 Chương 49: Chương 49 : Tâm Hợp
50 Chương 50: Chương 50: Đính Ước
51 Chương 51: Chương 51 : Tranh Nhau
52 Chương 52: Chương 52 : Pháp Chiến
53 Chương 53: Chương 53 : Kiếm Vũ
54 Chương 54: Chương 54 : Chúng Tu
55 Chương 55: Chương 55 : Thần Uy
56 Chương 56: Chương 56 : Uy Năng
57 Chương 57: Chương 57 : Ước Đoán
58 Chương 58: Chương 58 : Do Dự
59 Chương 59: Chương 59 : Kỳ Thạch
60 Chương 60: Chương 60: Tửu Tiên
61 Chương 61: Chương 61 : Bức Họa
62 Chương 62: Chương 62 : Cửu Trận Đồ
63 Chương 63: Chương 63 : Âm Mưu Của Ba Yêu
64 Chương 64: Chương 64 : Quỷ Kế
65 Chương 65: Chương 65 : Chết Hết
66 Chương 66: Chương 66 : Kinh Biến
67 Chương 67: Chương 67 : Bàn Phúc
68 Chương 68: Chương 68 : Truy Tung
69 Chương 69: Chương 69 : Tai Họa
70 Chương 70: Chương 70: Cơ Duyên
71 Chương 71: Chương 71 : Thiên Kiếp
72 Chương 72: Chương 72 : Thần Châu
73 Chương 73: Chương 73 : Lui Bước
74 Chương 74: Chương 74 : Quả Đắng
75 Chương 75: Chương 75 : Đông Hành
76 Chương 76: Chương 76 : Bái Phỏng
77 Chương 77: Chương 77 : Luyện Khí
78 Chương 78: Chương 78 : Sơ Kiếp
79 Chương 79: Chương 79 : Vô Tình Gặp Gỡ
80 Chương 80: Chương 80: Bàn Luận Về Rượu
81 Chương 81: Chương 81 : Ba Động
82 Chương 82: Chương 82 : Bắt Bảo
83 Chương 83: Chương 83 : Ân Thần
84 Chương 84: Chương 84 : Tâm Kiếp
85 Chương 85: Chương 85 : Chúng Tu Vây Công
86 Chương 86: Chương 86 : Đại Chiến Diễn Ra
87 Chương 87: Chương 87 : Thiên Phách
88 Chương 88: Chương 88 : Kinh Sợ
89 Chương 89: Chương 89 : Tu Sĩ Đỉnh Giai
90 Chương 90: Chương 90: Chất Vấn
91 Chương 91: Chương 91 : Phong Mang
92 Chương 92: Chương 92 : Hồn Uy
93 Chương 93: Chương 93 : Oai Thanh Y Hầu
94 Chương 94: Chương 94 : Làm Loạn
95 Chương 95: Chương 95 : Phật Sĩ
96 Chương 96: Chương 96 : Bốn Đan
97 Chương 97: Chương 97 : Thi Sĩ
98 Chương 98: Chương 98 : Nghi Trượng
99 Chương 99: Chương 99 : Uy Danh
100 Chương 100: Chương 100: Gặp Nhau
101 Chương 101: Chương 101: Hồn, Phách!
102 Chương 102: Chương 102: Bi Thương
103 Chương 103: Chương 103: Quy Y
104 Chương 104: Chương 104: Ngụy Phật Nhãn
105 Chương 105: Chương 1 05: Cường Địch
106 Chương 106: Chương 106: Tiên Khí
107 Chương 107: Chương 107: Kịch Chiến
108 Chương 108: Chương 108: Yêu Thân
109 Chương 109: Chương 109: Bắt Được
110 Chương 110: Chương 110: Dịch Hồn
111 Chương 111: Chương 111 : Nắm Trong Tay!
112 Chương 112: Chương 112 : Nhu Tình
113 Chương 113: Chương 113 : Luyện Đan
114 Chương 114: Chương 114 : Tuyên Danh
115 Chương 115: Chương 115 : Thần Du
116 Chương 116: Chương 116 : Âm Hồn Châu
117 Chương 117: Chương 117 : Xuất Hiện
118 Chương 118: Chương 118 : Yêu Xà
119 Chương 119: Chương 119 : Hồn Chiến
120 Chương 120: Chương 120: Thi Hồn
121 Chương 121: Chương 121 : Lui Yêu
122 Chương 122: Chương 122 : Vạn Thông Cảng
123 Chương 123: Chương 123 : Đầu Cơ
124 Chương 124: Chương 124 : Dạy Dỗ
125 Chương 125: Chương 125 : Để Lộ Nội Tình
126 Chương 126: Chương 126 : Định Giới Đỉnh
127 Chương 127: Chương 127 : Cửu Lê Minh Hội
128 Chương 128: Chương 128 : Lên Thuyền
129 Chương 129: Chương 129 : Rời Cảng
130 Chương 130: Chương 130: Gây Thù
131 Chương 131: Chương 131 : Trui Luyện
132 Chương 132: Chương 132 : Lê Lạc
133 Chương 133: Chương 133 : Đoạt Bảo
134 Chương 134: Chương 134 : Nguyệt Vũ
135 Chương 135: Chương 135 : Truyền Kỳ
136 Chương 136: Chương 136 : Đàm Phán Không Thành!
137 Chương 137: Chương 137 : Bế Quan
138 Chương 138: Chương 138 : Lôi Quang Đại Đế!
139 Chương 139: Chương 139 : Phân Thần Kỳ!
140 Chương 140: Chương 140: Đông Thắng Châu
141 Chương 141: Chương 141 : Phù Vân Thành
142 Chương 142: Chương 142 : Hồ Đan
143 Chương 143: Chương 143 : Vào Thành
144 Chương 144: Chương 144 : Phủ Thành Chủ
145 Chương 145: Chương 145 : Ký Phát
146 Chương 146: Chương 146 : Bán Đấu Giá
147 Chương 147: Chương 147 : Yêu Linh
148 Chương 148: Chương 148 : Xuất Hành
149 Chương 149: Chương 149 : Dò Yêu
150 Chương 150: Chương 150: Cửu Yêu Sơn
151 Chương 151: Chương 151 : Câu Phá Thiên
152 Chương 152: Chương 152 : Chọc Giận
153 Chương 153: Chương 153 : Thu Yêu
154 Chương 154: Chương 153 , có vài độc giả nói lên cảm nhận của mình đọc chương này xong và Tam Nguyệt ra mặt giải thích.
155 Chương 155: Chương 154 : Tôi Tớ Thứ Hai
156 Chương 156: Chương 155 : Giác Ngưu Thánh
157 Chương 157: Chương 156 : Đấu Bò
158 Chương 158: Chương 157 : Thủ Đoạn
159 Chương 159: Chương 159: Biến Hình
160 Chương 160: Chương 160: Thần Phục
Chapter

Updated 160 Episodes

1
Chương 1: Chương 1 : Tiếp Dẫn
2
Chương 2: Chương 2 : Nghị Luận
3
Chương 3: Chương 3 : Chuyện Năm Xưa
4
Chương 4: Chương 4 : Lệnh Hồ
5
Chương 5: Chương 5 : Thần Niệm
6
Chương 6: Chương 6 : Thiên Tài!
7
Chương 7: Chương 7 : Rời Núi
8
Chương 8: Chương 8 : Lý Thiên Mạc
9
Chương 9: Chương 9 : Dẫn Kiến
10
Chương 10: Chương 10: Giải Thích
11
Chương 11: Chương 11 : Kết Anh
12
Chương 12: Chương 12 : Phật Duyên
13
Chương 13: Chương 13 : Bi Thương
14
Chương 14: Chương 14 : Tỷ Đấu
15
Chương 15: Chương 15 : Vũ Tu
16
Chương 16: Chương 16 : Lại Thắng
17
Chương 17: Chương 17 : Ly Biệt
18
Chương 18: Chương 18 : Ô Tư Quốc
19
Chương 19: Chương 19 : Săn Hổ
20
Chương 20: Chương 20: Phong Ba
21
Chương 21: Chương 21 : Trả Thù
22
Chương 22: Chương 22 : Linh Vật
23
Chương 23: Chương 23 : Giết Hết
24
Chương 24: Chương 24 : Tế Điện (Cúng Tế)
25
Chương 25: Chương 25 : Hậu Hoạn
26
Chương 26: Chương 26 : Hỏa Tuyệt
27
Chương 27: Chương 27 : Cổ Bảo
28
Chương 28: Chương 28 : Tung Tích
29
Chương 29: Chương 29 : Độ Hư
30
Chương 30: Chương 30: Thanh Thành
31
Chương 31: Chương 31 : Bát Quái
32
Chương 32: Chương 32 : Tạo Hóa
33
Chương 33: Chương 33 : Phân Thần
34
Chương 34: Chương 34 : Nạp Lan
35
Chương 35: Chương 35 : Sát Vai
36
Chương 36: Chương 36 : Linh Túy*
37
Chương 37: Chương 37 : Cạnh Tranh
38
Chương 38: Chương 38 : Đồng Ý
39
Chương 39: Chương 39 : Xung Đột
40
Chương 40: Chương 40: Tỏ Tình
41
Chương 41: Chương 41 : Luận Đạo
42
Chương 42: Chương 42 : Coi Rẻ
43
Chương 43: Chương 43 : Rút Kiếm
44
Chương 44: Chương 44 : Khai Mạc
45
Chương 45: Chương 45 : Uẩn Thần Giản
46
Chương 46: Chương 46 : Thanh Hồ (Hồ Lô Màu Xanh)
47
Chương 47: Chương 47 : Tế Luyện
48
Chương 48: Chương 48 : Thức Hải
49
Chương 49: Chương 49 : Tâm Hợp
50
Chương 50: Chương 50: Đính Ước
51
Chương 51: Chương 51 : Tranh Nhau
52
Chương 52: Chương 52 : Pháp Chiến
53
Chương 53: Chương 53 : Kiếm Vũ
54
Chương 54: Chương 54 : Chúng Tu
55
Chương 55: Chương 55 : Thần Uy
56
Chương 56: Chương 56 : Uy Năng
57
Chương 57: Chương 57 : Ước Đoán
58
Chương 58: Chương 58 : Do Dự
59
Chương 59: Chương 59 : Kỳ Thạch
60
Chương 60: Chương 60: Tửu Tiên
61
Chương 61: Chương 61 : Bức Họa
62
Chương 62: Chương 62 : Cửu Trận Đồ
63
Chương 63: Chương 63 : Âm Mưu Của Ba Yêu
64
Chương 64: Chương 64 : Quỷ Kế
65
Chương 65: Chương 65 : Chết Hết
66
Chương 66: Chương 66 : Kinh Biến
67
Chương 67: Chương 67 : Bàn Phúc
68
Chương 68: Chương 68 : Truy Tung
69
Chương 69: Chương 69 : Tai Họa
70
Chương 70: Chương 70: Cơ Duyên
71
Chương 71: Chương 71 : Thiên Kiếp
72
Chương 72: Chương 72 : Thần Châu
73
Chương 73: Chương 73 : Lui Bước
74
Chương 74: Chương 74 : Quả Đắng
75
Chương 75: Chương 75 : Đông Hành
76
Chương 76: Chương 76 : Bái Phỏng
77
Chương 77: Chương 77 : Luyện Khí
78
Chương 78: Chương 78 : Sơ Kiếp
79
Chương 79: Chương 79 : Vô Tình Gặp Gỡ
80
Chương 80: Chương 80: Bàn Luận Về Rượu
81
Chương 81: Chương 81 : Ba Động
82
Chương 82: Chương 82 : Bắt Bảo
83
Chương 83: Chương 83 : Ân Thần
84
Chương 84: Chương 84 : Tâm Kiếp
85
Chương 85: Chương 85 : Chúng Tu Vây Công
86
Chương 86: Chương 86 : Đại Chiến Diễn Ra
87
Chương 87: Chương 87 : Thiên Phách
88
Chương 88: Chương 88 : Kinh Sợ
89
Chương 89: Chương 89 : Tu Sĩ Đỉnh Giai
90
Chương 90: Chương 90: Chất Vấn
91
Chương 91: Chương 91 : Phong Mang
92
Chương 92: Chương 92 : Hồn Uy
93
Chương 93: Chương 93 : Oai Thanh Y Hầu
94
Chương 94: Chương 94 : Làm Loạn
95
Chương 95: Chương 95 : Phật Sĩ
96
Chương 96: Chương 96 : Bốn Đan
97
Chương 97: Chương 97 : Thi Sĩ
98
Chương 98: Chương 98 : Nghi Trượng
99
Chương 99: Chương 99 : Uy Danh
100
Chương 100: Chương 100: Gặp Nhau
101
Chương 101: Chương 101: Hồn, Phách!
102
Chương 102: Chương 102: Bi Thương
103
Chương 103: Chương 103: Quy Y
104
Chương 104: Chương 104: Ngụy Phật Nhãn
105
Chương 105: Chương 1 05: Cường Địch
106
Chương 106: Chương 106: Tiên Khí
107
Chương 107: Chương 107: Kịch Chiến
108
Chương 108: Chương 108: Yêu Thân
109
Chương 109: Chương 109: Bắt Được
110
Chương 110: Chương 110: Dịch Hồn
111
Chương 111: Chương 111 : Nắm Trong Tay!
112
Chương 112: Chương 112 : Nhu Tình
113
Chương 113: Chương 113 : Luyện Đan
114
Chương 114: Chương 114 : Tuyên Danh
115
Chương 115: Chương 115 : Thần Du
116
Chương 116: Chương 116 : Âm Hồn Châu
117
Chương 117: Chương 117 : Xuất Hiện
118
Chương 118: Chương 118 : Yêu Xà
119
Chương 119: Chương 119 : Hồn Chiến
120
Chương 120: Chương 120: Thi Hồn
121
Chương 121: Chương 121 : Lui Yêu
122
Chương 122: Chương 122 : Vạn Thông Cảng
123
Chương 123: Chương 123 : Đầu Cơ
124
Chương 124: Chương 124 : Dạy Dỗ
125
Chương 125: Chương 125 : Để Lộ Nội Tình
126
Chương 126: Chương 126 : Định Giới Đỉnh
127
Chương 127: Chương 127 : Cửu Lê Minh Hội
128
Chương 128: Chương 128 : Lên Thuyền
129
Chương 129: Chương 129 : Rời Cảng
130
Chương 130: Chương 130: Gây Thù
131
Chương 131: Chương 131 : Trui Luyện
132
Chương 132: Chương 132 : Lê Lạc
133
Chương 133: Chương 133 : Đoạt Bảo
134
Chương 134: Chương 134 : Nguyệt Vũ
135
Chương 135: Chương 135 : Truyền Kỳ
136
Chương 136: Chương 136 : Đàm Phán Không Thành!
137
Chương 137: Chương 137 : Bế Quan
138
Chương 138: Chương 138 : Lôi Quang Đại Đế!
139
Chương 139: Chương 139 : Phân Thần Kỳ!
140
Chương 140: Chương 140: Đông Thắng Châu
141
Chương 141: Chương 141 : Phù Vân Thành
142
Chương 142: Chương 142 : Hồ Đan
143
Chương 143: Chương 143 : Vào Thành
144
Chương 144: Chương 144 : Phủ Thành Chủ
145
Chương 145: Chương 145 : Ký Phát
146
Chương 146: Chương 146 : Bán Đấu Giá
147
Chương 147: Chương 147 : Yêu Linh
148
Chương 148: Chương 148 : Xuất Hành
149
Chương 149: Chương 149 : Dò Yêu
150
Chương 150: Chương 150: Cửu Yêu Sơn
151
Chương 151: Chương 151 : Câu Phá Thiên
152
Chương 152: Chương 152 : Chọc Giận
153
Chương 153: Chương 153 : Thu Yêu
154
Chương 154: Chương 153 , có vài độc giả nói lên cảm nhận của mình đọc chương này xong và Tam Nguyệt ra mặt giải thích.
155
Chương 155: Chương 154 : Tôi Tớ Thứ Hai
156
Chương 156: Chương 155 : Giác Ngưu Thánh
157
Chương 157: Chương 156 : Đấu Bò
158
Chương 158: Chương 157 : Thủ Đoạn
159
Chương 159: Chương 159: Biến Hình
160
Chương 160: Chương 160: Thần Phục